Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là những bệnh cấp hoặc mãn tính tại niêm mạc đường tiêu hoá do mất cân bằng bảo vệ, do vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc Piroxicam, Aspirin,...
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm loét dạ dày  tá tràng là những bệnh cấp hoặc mãn tính tại niêm mạc đường tiêu hoá do mất cân bằng bảo vệ, do vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc (Piroxicam, Aspirin...), ăn uống, stress, trào ngược mạn tính các chất bài tiết của tụy, mật, acid mật hoặc do hội chứng Zollinger – Ellison.
II. NGUYÊN NHÂN: Nguyên nhân gây bệnh Viêm loét dạ dày thì rất nhiều, nhưng có thể tổng kết lại trong một số nguyên nhân chính như sau
1. Do chế độ ăn
- Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.
- Ăn nhiều chất béo
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài
- Nghiện rượu, nghiện thuốc lá
- Ăn vội vàng, nhai không kỹ
- Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.
2. Do thuốc & các hóa chất
- Thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid,...…
3. Do nhiễm trùng
- Đặc biệt nhiễm Helicobacter pylori (HP ) đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
4. Do nguyên nhân thần kinh
- Thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.
5. Do nguyên nhân nội tiết
- Đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan,.....
III. ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
- Đường miệng - miệng: HP được tìm thấy trong nước bọt và cao răng người bệnh.
- Đường phân  -  miệng: HP được tìm thấy trong phân người bệnh.
- Đường dạ dày- miệng:
  + Bệnh nhân sử dụng các ống nội soi dạ dày chưa  được vô khuẩn tốt.
  + Trẻ em có thể lây cho nhau hoặc cho bố mẹ do tiếp xúc với chất nôn ói của trẻ bị nhiễm bệnh.
  + DNA của HP tìm thấy trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua sử lý.
  + Người là ký chủ chính: HP tìm thấy trong dạ dày của người.
  + Đường lây truyền chính: Người qua người.
IV. TRIỆU CHỨNG
- Đau bụng vùng thượng vị .ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn.
- Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,...
- Có thể ho, đau họng dễ lầm với bệnh tai mũi họng.
- Ngoài ra có thể có các triệu chứng như táo bón hoặc đầy bụng khó tiêu,.....
V. BIẾN CHỨNG: Có 4 biến chứng chính viêm loét dạ dày
- Xuất huyết tiêu hóa (Chảy máu đường tiêu hóa): Xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
- Thủng DD - TT: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
- Hẹp môn vị: Lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
- Hóa ung thư: Ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
VI. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN: Ngoài khám lâm sàng, dựa vào triệu chứng người bệnh kể, áp dụng một số biện pháp sau để chẩn đoán bệnh dạ dày
1. Nội soi chẩn đoán: Nhằm phát hiện thương tổn trên dạ dày, tá tràng một cách chính xác như viêm, xung huyết, loét, u, ......
2. Phát hiện nhiễm vi khuẩn HP bằng các phương pháp:
- Huyết thanh chần đoán (IgG ): Thử máu
- Xét nghiệm hơi thở
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân
- Nội soi bấm mẫu mô sinh thiết:  Clo test
VII. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng ngừa: Phòng bệnh đau dạ dày không khó khăn, chủ yếu là chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia hoặc chế độ làm việc căng thẳng, cần có chế độ nghỉ ngơi, chơi thể thao  rèn luyện thể lực và tránh stress, với những người làm việc  trí óc cần có chế độ vận động phù hợp, tránh thức quá khuya.
2. Chế độ ăn
- Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)
  + Tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và Axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
  + Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt, có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ dễ tăng cân và kích thích niêm mạc dạ dày tiết quá nhiều Axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.
- Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị
  + Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hạn chế dùng thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng,… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê,… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
- Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
  + Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
- Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả
  + Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
- Không tập thể dục ngay sau khi ăn
  + Tốt nhất sau bữa ăn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
- Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm.
- Mát xa trước khi đi ngủ
  + Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này giúp duy trì ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Tinh bột: Gạo, nếp, bắp, bột sắn, bột mì, bánh quy, bánh chưng là những thức ăn có khả năng thấm vị dịch, bọc niêm mạc dạ dày.
- Các loại hạt: Có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên màng ngoài chứa nhiều chất xơ, sinh tố, chất khoáng, đặc biệt là những sinh tố nhóm B. Hơn thế nữa, các hạt thô còn chứa nhiều chất chống ô xy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở hành trong của dạ dày.
- Chuối xanh: Chứa các hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy thành trong dạ dày để chống loét hoặc hàn gắn vết thương. Vì thế, chuối xanh được xem như liệu pháp hữu hiệu trong việc điều trị căn bệnh này dưới hình thức dùng để làm rau trộn trong các bữa ăn.
- Sữa, trứng: Là hai thực phẩm tốt cho dạ dày, giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng a xít.
- Nghệ, mật ong: Có tác dụng làm lành vết loét dạ dày, giảm axit của dịch vị.
3. Dùng thuốc
- Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác về tổn thương, có nhiễm vi khuẩn HP hay không.
- Áp dụng phác đồ điều trị chuẩn tại cơ sở y tế chuyên sâu:
  + Ức chế bơm Proton: Lansoprazol, Esomeprazol , Pantoprazole
  + Kháng sinh: Clarithromycin, Amoxycillin, Metronidazole,  Levofloxaxin , Tetraxyclin,.…
  + Ngoài ra còn một số thuốc băng niêm mạc, kháng  acide, ức chế thụ thể H2,.…
VII. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
1. Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

2. Vi khuẩn Helicobacter pylori: Một trong những tác nhân gây viêm loét và ung thư dạ dày

3. Các vị trí của viêm loét dạ dày

4. Hệ thống máy nội soi tại Bệnh Viện ĐKQT VŨ ANH
- Bệnh viện ĐKQT Vũ Anh được trang bị dàn máy nội soi hiện đại, hình ảnh rõ nét giúp các Bác sĩ chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời những trường hợp có tổn thương xung huyết do loét, vỡ phình mạch, Polyp, ........

- Kỹ thuật nội soi: Áp dụng phương pháp tiền mê giúp bệnh nhân thư giãn, không đau, không khó chịu giúp rút ngắn thời gian nội soi.
5. Tổn thương loét và ung thư hóa qua nội soi tại BV ĐKQT VŨ ANH


6. Những loại thức ăn nên tránh và nên ăn trong viêm loét dạ dày
a. Nên tránh

b. Nên ăn

             Trứng, sữa                 Các loại củ quả   Bông cải xanh ngừa ung thư

Bột nghệ                      Các loại nấm                    Tỏi             

Cá diếc                             Sò long                               Thịt bò    
Th.s Bs Phạm Thị Ánh Tuệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét